3 bước hoàn hảo tận dụng sức mạnh từ thương hiệu

0
814

3 bước hoàn hảo tận dụng sức mạnh từ thương hiệu

Ngày nay, kinh tế ngày càng khó khăn, nhưng kèm theo đó là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu mạnh, tạo sư kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng.
Yếu tố mang đến cho doanh nghiệp một thương hiệu mạnh, thành công trong thời kỳ kinh tế khó khăn là niềm tin và chiếm được tâm trí của người tiêu dùng. Hiện nay tại Việt Nam nhiều thương hiệu của doanh nghiệp chậm chân hơn đối thủ của mình, tất yếu dẫn đến thất bại trong việc tạo niềm tin cho khách hàng.
Sai lầm của doanh nghiệp là chỉ quan tâm bài toán kinh tế, tập chung vào xây dựng thương hiệu nhưng dựa trên thế cạnh tranh  về giá cả so với các đối thủ. Trong khi đó người tiêu dùng lại quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặt kỳ vọng cao vào các thương hiệu đang sử dụng.
Bạn thường gặp những thông điệp như : “Hãy làm cho tôi hứng thú” , “Đừng chần chừ, hay mua ngay ”… Trong nhiều tình huống, một thương hiệu mà không mang được yếu tố “cảm xúc” thì thương hiệu đó chỉ có thể cạnh tranh trên phương diện chức năng của sản phẩm.
Nhưng tâm lý của người tiêu dùng thường thay đổi, chức năng của sản phẩm có thể trước kia là cần thiết phải có còn ngày nay thì không có cũng chẳng sao. Do đó, yếu tố “cảm xúc” tác động mạnh đến thương hiệu như thế nào.
Trong giai đoạn khó khăn, thương hiệu đáng tin cậy càng được người tiêu dùng đánh giá cao vì họ luôn tìm đến sản phẩm mà họ tin tưởng, quen thuộc. Từ đó thương hiệu có thể cho ra đời những sản phẩm thành công, trong khi các nhãn hiệu khác, mới khó tìm được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

 “Lấy lòng” người tiêu dùng ra sao?

Bạn có thể biết những thành công của thương hiệu đối với cảm xúc của người tiêu dùng như : Vinamilk – mang đến sức khỏe; Nike – Truyền cảm hứng và không ngừng cải thiện; Nokia – Kết nối mọi người; KFC – Vị ngon trên từng ngon tay… ;
Đây chính là lợi ích Cảm xúc mà khách hàng thường dựa vào để mua hàng. Cảm xúc có xức mạnh rất lớn vì chúng luôn là độc nhất vô nhị, doanh nghiệp khác khó có thể bắt chước được.

>>> Đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp

3 bước thành công tiếp xúc với người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp thành công.

Tiếp xúc : Doanh nghiệp nên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, hiểu được đối thủ và thị trường, theo dõi, kịp thời điều chỉnh phù hợp với thị trường trong giai đoạn thử thách quan trọng.

Khi bạn bước ra khỏi văn phòng làm việc nên quan sát, gặp gỡ và lắng nghe chính khách hàng của mình, đánh giá xem thị trường của mình thay đổi thế nào, hướng phát triển, nguyên nhân khách hàng lại từ chối không mua sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Luôn nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng.  Chi tiêu, ngân sách của người tiêu dùng sẽ thay đổi, họ sẽ nghiên cứu kỹ hơn về nhãn hiệu hàng hàng hóa, cẩn thận trong từng khoảng chi tiêu một.

Hành động: Dựa trên sự thấu hiểu, Doanh nghiệp xây dựng cho mình một tính cách riêng biệt cho thương hiệu. Đặt mình vào câu hỏi khó.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao thương hiệu của mình vẫn tồn tại, làm thế nào để kết nối thương hiệu với người tiêu dùng tốt nhất. Nếu như, nhân viên của bạn không hiểu, không nắm bắt được thương hiệu của mình tượng trưng cho điều gì, hay làm thế nào thương hiệu của mình được nhiều người biết đến thì khách hàng của bạn cũng không hiểu được.

Tính cách thương hiệu cần có định nghĩa rõ ràng, nhân viên và cấp quản lý phải hiểu tường tận, khi bắt đầu tiếp xúc với khách hàng mục tiêu.

Thu Hút : Sau khi đã tạo được tính cách riêng cho thương hiệu, doanh nghiệp cần biết, xác định thể hiện tính cách đó theo một cách kiên định, nhằm “thu hút” khách hàng mục tiêu như : logo của công ty, màu sắc, hình sảnh, thông điệp, website, sự kiện…của doanh nghiệp.

Đặc biệt, tài chính khó khăn càng làm con người có nhu cầu đơn giản mọi thứ, nên DN cũng “tạo xúc cảm” cho khách hàng bằng cách đơn giản hóa hoạt động tiếp thị và thông điệp chuyển tải.

Việc cắt bớt ngân sách tiếp thị trong giai đoạn này khiến doanh nghiệp nghĩ đơn giản là cắt bỏ hoạt động tiếp thị. Điều này không hoàn toàn đúng.

Những công ty dám đầu tư , tập trung vào thương hiệu trong giai đoạn này thường sẽ thành công, chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn và tăng trưởng doanh thu cũng tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here