Bảo hộ quyền tác giả có những giới hạn nào ?

0
994
Bảo hộ quyền tác giả có những giới hạn nào ?

Bảo hộ quyền tác giả có những giới hạn nào ?

Khách hàng hỏi: Tôi đang đó nhu cầu đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả , cũng hiểu được về hồ sơ, thủ tục pháp lý cần có để đăng ký bản quyền tác giả (do tôi có một số tác phẩm đã đăng ký bảo hộ bản quyền). Điều mà tôi băn khoăn là Bảo hộ quyền tác giả có những giới hạn nào ? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi.

 

Luật sư trả lời :Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng luật Chúng tôi, câu hỏi của bạn về quyền tác giả có những giới hạn nào? Luật sư xin tư vấn như sau :

Theo luật quốc gia và theo Công ước Berne thì tác giả có một số giới hạn sau :

Theo luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam không có quy định bảo hộ với những tin tức thời sự thuần túy đưa tin, những văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản hành chính, tư pháp và bản dịch chính thức. Nó còn bao gồm các khái niệm, nguyên lí, số liệu, quy trình, hệ thống phương pháp hoạt động.

Định hình tác phẩm chính là một trong những điều kiện bắt buộc của hầu hết các quốc gia và Công ước Berne quy định. Cũng như theo luật Việt Nam thì những bài phát biểu, bài nói khác phải được định hình trước khi bảo hộ.

– Liên quan đến giới hạn quyền, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã đề xuất quy định “Nguyên tắc phép thử ba bước” cho quốc gia theo quy chuẩn xây dựng pháp luật phù hợp. Giới hạn quyền chỉ là những trường hợp đặc biệt phải ghi rõ tại luật, nó không thể làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường; không gây phương hại đến quyền của chủ sở hữu. Việc khai thác sử dụng tác phẩm được quy định tại từng quốc gia quy định giới hạn trong trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục chính sách xã hội, nhân đạo.

Được chia là hai loại chính :

+ Quyền tác giả được sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, việc sao chép không được quá 1 bản, nhập khẩu không quá 1 bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho người khiếm thị; trích dẫn hợp lí phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học…;

Đăng ký bản quyền fomat chương trình

+ Đặc biệt trường hợp này không áp dụng với những tác phẩm điện ảnh, nghệ thuật tạo hình, chương trình máy tính. Mọi trường hợp muốn sử dụng hợp lệ đều phải dẫn nguồn xuất xứ, như tên tác phẩm, tên tác giả. năm xuất bản nhà xuất bản đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Trong đó tác phẩm trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép (“…”).

+ Quyền tác giả cấp phép bắt buộc là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền. Theo pháp luật Việt Nam thì cho phép tổ chức phát sóng, các tổ chức hoạt động kinh doanh, thương mại được phép sử dụng tác phẩm đã công bố và không phải xin phép, Hai bên tự thỏa thuận với nhau về quyền, trả tiền kể từ ngày sử dụng tác phẩm.

+ Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố trong các trường hợp này không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Giới hạn về thời gian bảo hộ : Đây là việc quy định về thời gian bảo hộ, bởi quyền tác giả không có giá trị vô thời hạn.Luật pháp luôn đưa ra những bảo hộ nhất định với từng loại hình cụ thể.Đây là khoảng thời gian bắt đầu định hình cho đến lúc chấp dứt việc bảo hộ với quyền tài sản.

Chỉ trong thời gian đó quyền tác giả mới tồn tại, kể cả khi tác giả đã chết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người thừa kế. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, nó thuộc về công cộng, việc khai thác sử dụng sẽ ở tình trạng tự do. Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân sử dụng phải tôn trọng quyền đứng tên, đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm

Khách hàng có thắc mắc về bảo hộ quyền tác giả liên hệ đến văn phòng Oceanlaw để được chúng tôi tư vấn tốt nhất. Oceanlaw mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, chi phí hợp lý. Ngoài ra Oceanlaw cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, sáng chế..;

Nguồn :  Cấp lại giấy chứng nhận bản quyền tác giả

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here