Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Oceanlaw là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Chúng tôi tư vấn thủ tục, soạn thảo hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu được cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Là tài sản trí tuệ vô giá của doanh nghiệp. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Vì thế việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là nhu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu là gì? Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính nhằm thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Hình thức đăng ký là ghi nhận mẫu nhãn hiệu và Chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Chủ sở hữu.
Các lưu ý cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Mỗi một nhãn hiệu chỉ được dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định và chỉ thuộc về người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu.
- Đã thuộc quyền của người khác.
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký.
- Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình anh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Để tìm hiểu cụ thể thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã có đơn nộp đăng ký, doanh nghiệp có thể tra cứu từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa.
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam (https://www.noip.gov.vn);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (https://www.wipo.int);
Chuẩn bị hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Tờ khai) làm theo mẫu quy định (3 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (15 nhãn); Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …) có công chứng (1 bản).
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể (1 bản)
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng (được thừa kế, chuyển nhượng) quyền nộp đơn (1 bản);
- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp (1 bản);
- Chứng từ nộp phí nộp đơn (1 bản).
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan chức năng là: Cục Sở hữu Trí tuệ, số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Tìm hiểu: Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào?
Muốn biết thêm chi tiết có thể liên hệ : Công ty Luật Oceanlaw để được tư vấn hỗ trợ về đăng ký bảo hộ nhãn hiêu, thương hiệu.