Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua TPP

0
1095
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Vào ngày 04 tháng 02 năm 2016, Việt nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước thành viên đã chính thức ký kết để xác thực lời văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  Một trong những thỏa thuận thương mại đa quốc gia lớn nhất từ trước đến nay. Khi hiệp định đăng ký nhãn hiệu qua tpp được ký kết thì đây sẽ là cơ hội cũng như thách thức với nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp việt nam phải đối mặt với nhiều rủi như Cơ quan thuế sẽ thắt chặt hơn công tác quản lý cũng như chính sách đang đổi mới.

So với pháp luật hiện hành của Việt Nam về sở hữu trí tuệ nhiều cam kết trong chương SHTT là phù hợp với pháp luật hoặc thực tiễn áp dụng, nhưng cũng có nhiều cam kết dẫn đến việc thay đổi, bổ sung lớn đối với hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn quản lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Một số đổi mới về sở hữu trí tuệ trong TPP

Đổi mới về nhãn hiệu :

Theo như nội dung trong TPP thì nhãn hiệu được bảo hộ là những dấu hiệu như âm thanh và mùi hương. Đây là một trong những điểm mới của nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu qua TPP tại Việt Nam. Khi nhãn hiệu âm thanh và mùi hương đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ giúp cho doanh nghiệp an tâm hơn trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên đây là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, khi chưa có nhiều doanh nghiệp lắm bắt được những thủ tục, kiến thức trong quá trình xử lý nhãn hiệu;

Chỉ dẫn địa lý :

Chỉ dẫn địa lý cũng sẽ được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Theo luật Việt nam hiện nay thì những dấu hiệu chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ theo dạng nhãn hiệu tập thể hoặc đăng ký dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận.  Những trường hợp sau thì chỉ dẫn địa lý sẽ được đáp ứng khi đủ điều kiện sau : Nhãn hiệu không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác, nhãn hiệu đó đang là đối tượng xin phép hoặc dăng ký từ trước; các quyền đã được chiếm hữu; chỉ dẫn địa lý không là tên gọi chung của các hàng hóa có liên quan.

Về Sáng chế :

Theo Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải cấp bằng sáng chế cho các giải pháp mới được tuyên bố, ít nhất là một trong các trường hợp sau: cách sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết; phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết, hoặc quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết. Như vậy, Việt Nam sẽ phải cấp bằng sáng chế ngay cả khi sáng chế đó có thể không nhằm tăng cường hiệu quả đã được biết đến và sẽ kéo dài thời gian bảo hộ thêm 20 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ; đồng thời cho phép kéo dài thời hạn bảo hộ do sự chậm trễ của văn phòng thẩm định sáng chế.

Về quyền tác giả và quyền liên quan :

Điểm đáng chú ý trong hiệp định TPP chính là vấn đề chống vi phạm bản quyền và sẽ kiểm soát chia sẻ thông tin trên Internet. Cũng như những nội dung sao chép hay lưu trữ cũng sẽ được quy định chặt chẽ. Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả là  thời gian sống của tác giả và 70 năm sau khi người tác giả đó mất. Đây được xem là một sự nỗ lực kiểm soát Internet và tăng cường tính bản quyền về sở hữu trí tuệ ở quy mô toàn cầu.

Về quy chế xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ :

Hiện nay thì việc sở hữu trí tuệ tại Việt nam chủ yếu là xử phạt hành chính. Nhưng khi tham gia hiệp định thái bình dương TPP thì những biện pháp hình sự, dân sự sẽ được áp dụng nhiều hơn. Theo đó, các hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu, nhập/xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo, sao chép trái phép bản quyền hoặc các quyền liên quan trên quy mô thương mại có thể phải chịu các chế tài hình sự. Chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi và ngăn ngừa các hành vi xâm phạm khác.

Trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải thay đổi luật Sở Hữu Trí tuệ và một số bộ luật liên quan đến sở hữu trí tuệ. Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu qua TPP liên hệ với Oceanlaw chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Xem thêm : Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here