Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, chỉ dẫn địa lý dùng để nhận biết sản phẩm có nguồn gốc khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia cụ thể. Do đó chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu nhìn thấy được, dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực nào đó hay một địa phương. Một số điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ?
Theo quy định tại điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bao gồm:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương hay vùng lãnh thổ, nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ…;
Kết luận : chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì cần phải tồn tại một địa danh, và tại địa danh này có sản phẩm nào đó được sản xuất ra danh tiếng, chất lượng hoặc có đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi điều kiện địa lý của địa danh đó. Như vậy để sản phẩm được bảo hộ thì cần có tính khác biệt, sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó.
Ví dụ một số doanh nghiệp bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Vải thiều Thanh Hà;… Việt Nam hiện có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý :
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Lời kết
Khách hàng có nhu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên hệ đến Hotline 0904 445 449 của Oceanlaw chúng tôi để được tư vấn. Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là thế mạnh của chúng tôi mọi thắc mắc luật sư Oceanlaw giải đáp cho khách hàng.