Hiện nay trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, có tất nhiều công ty trải rộng trên nhiều lĩnh vực vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy,để tìm được công ty phù hợp cho bạn quyết định mua thương hiệu nhượng quyền là hết sức khó khăn.
Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng tôi Oceanlaw để giúp bạn chọn được một thương hiệu phù hợp đảm bảo cho sự thành công, thông qua bài tham khảo 09 bước đánh giá một thương hiệu nhượng quyền sẽ giúp bạn tạo một hồ sơ cá nhân dựa trên các thông tin nền tảng khách quan nhằm đánh giá và phân tích một cách hiệu quả nhất.
09 bước đánh giá một nhượng quyền thương hiệu
Bước 1: Đánh giá bản thân:
Nếu bạn luôn muốn tự sáng tạo và độc lập, thì nhượng quyền thương mại không phải là một kế hoạch mang tính khả thi. Còn nếu bạn muốn đứng chung dưới ngọn cờ của một doanh nghiệp thành công, tận dụng mọi lợi thế của họ để tăng cơ hội thành công của chính mình, thì bạn có thể tìm hiểu bước tiếp theo để mở một cơ sở kinh doanh nhượng quyền.
Bước 2: Lựa chọn thương hiệu:
Khi ra quyết định, đừng hạn chế lựa chọn chỉ vì những ý nghĩ của mình hay tác động của người khác mà không có nền tảng thực tế. Thêm nữa, đừng hạn chế lựa chọn bằng việc “đóng khung” trong quan điểm chỉ tìm một công ty nhượng quyền địa phương hay một công ty là đối tác nhượng quyền độc quyền của công ty nước ngoài. Cả 2 loại công ty đều có những ưu và khuyết điểm riêng, hãy dũng cảm khám phá để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Xem thêm : Đăng Ký độc quyền thương hiệu
Bước 3: Tìm hiểu và đánh giá về công ty nhượng quyền:
Trong các cuộc đối thoại với đại diện người nhượng quyền, cần lắng nghe, thu thập và tìm hiểu thêm sau đó đánh giá các thông tin như :
- Thông tin về ngành và vai trò đặc biệt của công ty nhượng quyền này trong ngành đó;
- Nắm được khái niệm;
- Nắm được những gì bạn phải làm để thành công trong công việc kinh doanh này;
- Thiện cảm với văn hóa của tổ chức;
- Nắm được các giá trị của tổ chức;
- Môi trường cạnh tranh và định vị giá trị của công ty nhượng quyền;
- Sự trợ giúp và đào tạo cho người nhận nhượng quyền.
Bước 4: Khám phá và trải nghiệm:
Nếu như bạn biết các địa điểm nhượng quyền trong phạm vi gần, hãy đến thăm với tư cách một khách hàng. Trải nghiệm môi trường, dịch vụ và các sản phẩm, ghi chú những điều mà bạn thích và những điều mà bạn không thích… Chúng sẽ đóng góp vai trò quan trọng khi bạn đến gần hơn thời điểm quyết định.
Bước 5: Tìm hiểu kinh nghiệm của người khác:
Đừng chấp nhận cuộc nói chuyện với những người nhận nhượng quyền thương mại do các nhà nhượng quyền sắp xếp tại một thời điểm được định trước hoặc với hướng dẫn hợp lý mà thêm vào đó, hãy nói chuyện với:
- 02 đến 04 người nhận nhượng quyền thành công để hiểu được kinh nghiệm của họ và quan trọng hơn là điều gì làm nên thành công của họ;
- 01 đến 02 người nhận nhượng quyền đang gặp khó khăn, để hiểu họ đang không thực hiện được điều gì (luôn nhớ rằng họ có thể không thừa nhận rằng họ đang không làm theo hệ thống được mô tả bởi người nhượng quyền).
Bước 6: Chọn địa điểm:
Chọn địa điểm là khâu rất quan trọng cho bất cứ một kế hoạch kinh doanh bán lẻ nào. Bạn phải chọn địa điểm vừa thuận lợi vừa phù hợp với khả năng tài chính trong kế hoạch kinh danh của mình. Cần thảo luận với người ngượng quyền để biết được chiến lược địa điểm của họ trong tương lai để tránh những cạnh tranh không cần thiết với người nhận nhượng quyền khác.
Bước 7: So khớp hồ sơ:
Hãy so sánh tất cả các thông tin thu được với hồ sơ hay kế hoạch mà bạn hoạch định cho thương hiệu dự tính chọn lựa, thảo luận với doanh nghiệp này. Các yếu tố chính cần thảo luận:
- Các yếu tố cá nhân;
- Các yếu tố kinh doanh;
- Các yếu tố tài chính;
- Sự phù hợp về mặt tổ chức.
Đây là thời điểm để bạn so sánh các cơ hội kinh doanh mà bạn đã lựa chọn với hồ sơ đã tạo. Có thể không có công ty nào phù hợp 100% với hồ sơ của bạn, chỉ cần bạn phù hợp được 70% với công ty đó và bạn không nhượng bộ ở những yếu tố đặc biệt quan trọng với bạn.
Bước 8: Đánh giá cơ sở nhượng quyền:

Bất cứ công ty nhượng quyền nào cũng phải có 07 nhân tố quan trọng. Hãy đảm bảo rằng chúng có mặt trong những công ty mà bạn đang đánh giá vì chúng cung cấp cho bạn một cơ sở vững chắc cho bạn cơ hội thành công cao nhất:
1. Một kế hoạch tài chính kinh doanh tốt cho bạn để tham gia vào công việc kinh doanh này và thành công. Khi không ai có thể biết trước được bạn có thể làm tốt đến mức nào, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài là một kế hoạch được suy nghĩ kĩ lưỡng là một khởi đầu tốt.
2. Các nhãn hiệu được bảo vệ và các giấy tờ pháp lý. Vì bạn nhận quyền để sử dụng nhãn hiệu trong suốt thời gian làm một người nhận nhượng quyền , hãy đảm bảo rằng các nhãn hiệu này được bảo vệ về mặt pháp lý.
3. Một bản hướng dẫn vận hành bao gồm toàn bộ quy trình, thủ tục, chính sách và chương trình quan trọng với việc vận hành công việc kinh doanh của bạn là một yêu cầu bắt buộc. Không có nó, bạn sẽ không thể vận hành một cách hệ thống công việc kinh doanh.
4. Chương trình đào tạo nhượng quyền bài bản mang tính hệ thống.
5. Hệ thống phát triển nhượng quyền, để bạn biết rằng thương hiệu bạn đang tham gia sẽ tiếp tục phát triển.
6. Chương trình hỗ trợ nhượng quyền bao gồm 4 mảng hỗ trợ:
- Hỗ trợ khi bạn có vấn đề và cần trợ giúp tức thời.
- Hỗ trợ để giúp bạn tập trung vào các mục đích và mục tiêu của công việc kinh doanh của bạn.
- Hỗ trợ cần thiết để giúp bạn phát triển công việc kinh doanh của bạn và giúp bạn có thêm lợi nhuận.
- Cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuỗi cung ứng mạnh để giúp bạn vận hành cửa hàng nhượng quyền của bạn một cách năng suất, hiệu quả có lời.
Bước 9: Đánh giá cảm xúc
Đây là khi bạn khuếch đại những điểm yếu nhỏ nhặt và làm giảm đi các điểm mạnh của chính mình, không may là nhiều lúc điều này dẫn đến tình trạng tê liệt và sự quyết đoán để có hành động tiến về phía trước với việc bắt đầu công việc kinh doanh.
Cuối cùng, đừng để FEAR cản bước bạn tiến vào công việc kinh doanh. Hãy lùi lại một chút để nhắc nhở chính bạn tại sao bạn quyết định tham gia việc kinh doanh ngay từ ban đầu.
Trên đây là sự tư vấn về 09 bước đánh giá một thương hiệu độc quyền của công ty luật OCEANLAW, ngoài ra bạn cũng cần tìm kiếm những lời khuyên ý nghĩa và ý kiến từ bạn bè, gia đình những người cố vấn đã không sử dụng thời gian như bạn để trải qua quy trình 9 bước nhượng quyền thương hiệu này để đưa ra quyết định một cách chính xác hiệu quả nhất, đảm bảo cho sự thành công.