Bất đồng trong TPP khi ký kết và giải pháp tháo gỡ khó khăn
Hiệp định TPP không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế mà còn bao hàm rất nhiều lĩnh vực khác như môi trường, sở hữu trí tuệ… Từ đó những bất đồng là điều không thể tránh khỏi.
Hiệp định TPP còn tác động đến nhiều khía cạnh. Các quốc gia phải thực hiện luật lao động và môi trường chặc chẽ hơn, củng cố rào chắn pháp lý cho các công ty dược và thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được kéo dài…
TPP có nhiều tranh cãi khi đã có nhiều cuộc họp bí mật giữa các quốc gia. Các nhóm lợi ích có kết nối với nhau được tiếp cận với lượng thông tin nhiều hơn và cũng có nhiều cơ hội gây ảnh hưởng lên quá trình đàm phán.
Việt Nam sẽ có những cơ hội, thách thức nào khi tham gia hiệp định TPP
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế trong khu vực đầu thế kỷ 21, Trong đó TPP gồm 30 chương đề cập đến nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư , thương mại điện tử…(Theo Bộ trưởng bộ công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng).
Kết quả trong đàm phán đã đạt được nhiều thành công. Hứa hẹn TPP là một trong những hiệp định toàn diện, cân bằng được lợi ích giữa các quốc gia, trình độ phát triển, đồng thời sẽ thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế tại các nước tham gia hiệu định TPP này. Hy vọng, người lao động có việc làm ổn định, hàng hóa có chất lượng cao, giảm nghèo và mức sống của người dân được nâng cao, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh công bằng – người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, cùng với đó các tiêu chuẩn về lao động và môi trường;
Khi hiệp định TPP được ký kết thì Viện Kinh tế quốc tế Peterson nhận định, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 nước thành viên, tiếp đến là Malaysia , Nhật bản sẽ là nước tiếp theo được hưởng lợi từ TPP.
Những cơ hội khi tham gia Hiệp định TPP
Với xu thế hiện nay tại Khu vụ Châu Á – Thái Bình Dương, hội nhập đang đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức. Phản ánh được cục diện chính trị mới, mưu cầu lợi ích kinh tế, sau sự nổi lên nhanh chóng của các nước đang phát triển.
>>> Tiến Hành chuẩn hóa thương hiệu Việt Nam
Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP, chúng ta sẽ có điều kiện hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội, Nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ nhanh chóng nắm bắt, tận dụng cơ hội tốt hơn khi tái cấu trúc cục diện quốc tế và quốc gia trong khu vực, xu thế hội nhập.
Những cam kết và thực hiện trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ đàm phán sẽ là thách thức không hề nhỏ , sức ép thị trường, cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam, vốn còn hạn chế, quản lý còn nhiều bất cập. Nếu ngành nghề, dịch vụ tại Việt Nam không có sự chuẩn bị sẽ gặp khó khăn.
Nhưng đây là con đường mà Việt Nam vốn đã nhìn trước được và không sớm thi muộn cũng phải tiến hành để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị, gia tăng chất lượng cho tăng trưởng kinh tế.
Một hệ quả mà khi tham gian hiệp định này sẽ là khó khăn vô cùng lớn với những doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu dẫn đến phá sản, thất nghiệp.
Như vậy khi cam kết Hiệp định TPP. Chúng ta sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi luật hợp với hiệp định TPP về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ…Cơ hội hay thách thức đều do chúng ta quyết định.