Tiến hành sửa đổi luật cho hợp với hiệp định TPP

0
1097
Tiến hành sửa đổi luật cho hợp với hiệp định TPP

Tiến hành sửa đổi luật cho hợp với hiệp định TPP

Ngày 21 -06 -2016 Tại Việt nam đã tổ chức hội thảo “Hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, việc làm, an sinh xã hội phù hợp Hiến pháp 2013, hội nhập quốc tế và thực thi cam kết TPP”. Hội thảo được tổ chức tại Đà Nẵng bao gồm ủy ban đối ngoại của quốc Hội chủ trì, phối hợp với Bộ Lao Động – Thương binh và Xã Hội ,Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ có nhiều thách thức với doanh nghiệp Việt Nam :

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Khi tham gia vào hiệp định TPP sẽ thúc đẩy được Việt Nam hoàn thiện nhanh hơn, giúp nhanh chóng cơ cấu lại nền kinh tế, lực lượng lao động, chuyển đổi được mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam : ” Trong lĩnh vực lao động, các cam kết của TPP đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động theo Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động năm 1998 của ILO” Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nói.

Việc thực hiện những cam kết trong hiệp định TPP như xóa bỏ được lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, phân biệt đối xử với người lao động…Đây chính là quá trình tiếp tục thực hiện các quy định của ILO mà Việt Nam đang là thành viên. Điều này không ảnh hưởng, không làm hạn chế địa vị pháp lý, vài trò, chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Có một số quy định không tương thích :

Theo ông Chang hiện là giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách chức cho Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam thực hiện những yêu cầu về đổi mới lao động, tôn trọng tuyên bố của ILO về nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, tự do liên kết và thương lượng tập thể, thì TPP mới chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và khởi đọng giảm thuế. Sau 5 năm thực hiện TPP, cả hai bên tiến hành rà soát quá trình thực hiện. Nếu việc thực hiện đổi mới được cho rằng không đáp ứng các yêu cầu trong kế hoạch song phương Việt Nam – Mỹ thì lộ trình giảm thuế sẽ tạm dừng.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Để có thể đáp ứng được những nhu cầu của tpp, thì chúng ta cần điều chỉnh chương XIII trong bộ luật lao động, Cho phép những doanh nghiệp thành lập tổ chức hoạt động của mình. Ngoài ra có một số vấn đề cần lưu ý là quy định về đình công, lao động cưỡng bức,phân biệt đối xử.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa qua TPP

Do vậy, trong thời gian tới chính phủ sẽ có những nghị định  hoặc sửa đổi chương XIII trong bộ luật lao động 2012 về điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chứ. Cũng theo ông Chính, theo thỏa thuận thì Việt Nam sẽ không sửa điều 10 Hiến pháp năm 2013 và điều 1 Luật CĐ năm 2012. Vì vậy, Luật CĐ năm 2012 chủ yếu sửa đổi nội dung mang yếu tố kỹ thuật, về câu từ.

Ông Đỗ Đình Lương cho biết, theo đối chiếu những yêu cầu trong TPP và thỏa thuận song phương với mỹ nhận thất có nhiều điểm bất cập và cần điều chỉnh mới có thể tương thích. Ngoài đề xuất sửa đổi các điều luật, ông Lương đề nghị nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các nước, nhất là các quốc gia thành viên như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, để có phương án hoàn thiện pháp luật lao động, bảo đảm giữ vững chủ quyền và thực thi nghiêm các cam kết trong TPP cũng như thỏa thuận song phương với Mỹ.

Mọi thông tin về sửa đổi luật cho hợp với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), liên hệ đến Oceanlaw để được chúng tôi tư vấn tốt nhất, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng, tư vấn những vấn đề pháp lý. Oceanlaw cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký thương hiệu, xử lý vi phạm…Liên hệ Contact@Oceanlaw.vn .

Xem thêm : Tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại đông nam á

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here