Khách hàng hỏi : Tôi có một số thắc mắc về bản quyền tác giả mong luật sư tư vấn. Tôi có người bạn chuyên viết sách và có nhiều bộ sách được bảo hộ bản quyền tác giả, qua cuộc nói chuyện với bạn tôi, tôi có một số vấn để chưa hiểu. Tôi muốn hỏi luật sư thế nào là bản quyền tác giả và bản quyền tác giả có những nhóm cơ bản nào ?
Luật sư trả lời :Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho văn phòng luật Oceanlaw chúng tôi, đối với câu hỏi này chúng tôi tư vấn cho khách hàng như sau :
Quyền tác giả : Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 xác định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra.
Tác giả là những cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, được thể hiện dưới nhiều hình thức như bản giấy, file ghi âm, hình ảnh.
- Trường hợp có từ hai người trở lên cùng hợp tác để sáng tạo nên tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm đó và đều có đầy đủ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
- Tác giả được bảo hộ phải là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài sáng tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc của tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác gải mà Việt Nam là thành viên.
Xem thêm : Đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm
Vậy quyền tác giả có những nhóm cơ bản nào ?
Quyền nhân thân :
- Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, đây là quyền cơ bản và quan trọng của tác giả khi khai sinh ra tác phẩm, Tạo ra dấu ấn riêng để phân biệt tác phẩm đó với những tác phẩm khác;
- Quyền được đứng tên dưới tác phẩm của mình, có thể là bút danh; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Tác giả có quyền cho người khác công bố tác phẩm. Thời gian công bố tác phẩm, công bố tác phẩm theo hình thức nào phụ thuộc vào ý chí của tác giả, các chủ thể khác không có quyền ngăn cấm, đe dọa.
- Quyền bảo vệ tác phẩm của mình khỏi những xâm phạm như chỉnh sửa tác phẩm, xuyên tác gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tác giả;
Quyền tài sản tác giả :
- Quyền làm tác phẩm phái sinh: Đây là quyền tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới thì đây là tác phẩm phái sinh;
- Quyền biểu diễn : Tại bất kỳ thời điểm nào, địa điểm nào tác giả đều có quyền quyết định, nhưng ngoại trừ phạm vi gia đình như biểu diễn ca múa kịch tại các nhà hát, tổ chức triển lãm tranh, biểu diễn ca nhạc trên các chương trình truyền hình, …
- Có quyền cho cá nhân, tổ chức sao chép tác phẩm;
- Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện như truyền hình, radio… nhiều hình thức khác;
- Cho thuê lại bản gốc, nhằm mục đích lợi nhuận trong thời gian nhất định, cùng với điều kiện do hai bên tự thỏa thuận;
- Phân phối tác phẩm hoặc sao chép tác phẩm. Hiện nay có nhiều hình thức khác nhau để sao chép tác phẩm nhằm mục đích hoạt động công nghiệp, thương mại như xuất bản tác phẩm, ghi âm, ghi hình sau đó phân phối qua băng đĩa… Việc sao chép bản quyền tác phẩm một phần hay toàn bộ tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, không phân biệt hình thức, phương tiện sao chép.
Khách hàng khi gặp khó khăn trong quá trình đăng ký bản quyền tác giả , khó khăn về thủ tục hồ sơ, liên hệ đến Oceanlaw chúng tôi để được tư vấn. Với đội ngũ luật sư chuyên về bản quyền tác giả, sẽ giải quyết được khó khăn cho khách hàng.