Trang Chủ Tin Tức Bước đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn phát triển ở...

Bước đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn phát triển ở thị trường nước ngoài

0
966
Bước đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn phát triển ở thị trường nước ngoài

Bước đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn phát triển ở thị trường nước ngoài

Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) đã thống kê trung bình mỗi năm trên thế giới có gần 4 triệu đơn xin đăng ký thương hiệu độc quyền được nộp. Khi càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và phát triển ra thị trường nước ngoài, thì một điều quan trọng mà họ luôn phải ghi nhớ là phải hiểu và đánh giá đúng sự phức tạp của việc đăng ký thương hiệu.

Chính vì thế mà những thông tin dưới đây sẽ giúp các chủ doanh nghiệp hiểu được rõ hơn về vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.

Cần đăng ký thương hiệu tại Mỹ khi ra thị trường quốc tế

đăng ký nhãn hiệu tại mỹ

Trước khi tìm kiếm sự bảo hộ thương hiệu ở các nước khác trên thế giới, các doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu tại Mỹ để nhận được những lợi ích không hề nhỏ. Đây được xem là cách thức thông báo với toàn bộ công chúng Hoa Kỳ về quyền sở hữu của thương hiệu, về quyền sở hữu và độc quyền sử dụng thương hiệu với hàng hóa hay dịch vụ đăng ký.

Không chỉ thế, còn có nhiều lợi ích khác như có được chứng chỉ bảo hộ thương hiệu; nhận được sự giúp đỡ, can thiệp của tòa án khi xảy ra tranh chấp. Đó là lý do mà các chủ doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài ngay hôm nay để bảo vệ thương hiệu của mình một cách toàn diện nhất.

Theo đó, đăng ký thương hiệu tại Mỹ là cơ sở tin cậy và đảm bảo cho việc đăng ký ở các quốc gia trên thế giới; nhận được sự giúp đỡ của Cục Hải quan để ngăn chặn việc nhập hàng nhái thương hiệu vào thị trường ảnh hưởng tới uy tín và xâm phạm tới kinh tế của doanh nghiệp. Sau khi thương hiệu đăng ký liên bang đã được chuẩn y qua Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO), chủ sở hữu của thương hiệu sẽ được phép sử dụng biểu tượng ® trên thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Đăng ký thương hiệu theo hệ thống Madrid

bảo hộ thương hiệu theo hệ thông madrid
Hệ thống Madrid là giải pháp 1 cửa dành cho đăng ký và quản lý thương hiệu trên thế giới. Việc nộp đơn đăng ký thương hiệu được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế trong đơn sẽ chỉ đến các nước là thành viên trong Thỏa ước Madrid.
Liên minh Madrid được tạo thành từ những nước công nhận thương hiệu quốc tế. Việt Nam là một thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào những quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định.

Doanh nghiệp của bạn có thể chọn lựa một số nước cụ thể, hoặc bạn có thể chọn nhằm bảo hộ nhãn hiệu của bạn trên tất cả 113 quốc gia. Có 1 khoản phí xử lý cho việc đăng ký 1 thương hiệu với WIPO, tuy nhiên nó ít tốn kém hơn so với nộp đơn ứng dụng cá nhân trong mỗi nước. Điều đáng quan tâm là năm ngoái, có gần 52.000 thương hiệu đã được đăng ký theo Thoả ước Madrid.

Dành thời gian tìm hiểu về quy định khi đăng ký thương hiệu

Để bảo vệ thương hiệu của mình ở một nước khác, điều quan trọng hơn cả là chủ sở hữu cần phải biết cách vận hành của hệ thống tại quốc gia doanh nghiệp mình muốn đăng ký. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, làm quen với những quy tắc và quy định về thương hiệu của một số nước khác, nơi bạn muốn đăng ký thương hiệu.

Cần những lời từ vấn từ những người có chuyên môn

Bước đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn phát triển ở thị trường nước ngoài

Nếu doanh nghiệp của mình muốn đăng ký thương hiệu tại 1 trong những nước không tham gia hệ thống Madrid ví dụ như Ả rập Saudi, Ca-na-đa và Nam Phi thì cần làm gì? Lời khuyên là doanh nghiệp nên chủ động thuê 1 luật sư có uy tín kinh nghiệm tại chính nước mà bạn đang muốn đăng ký thương hiệu.

Chi phí cho những thủ tục đăng ký thương hiệu không hề rẻ, bởi mức phí nộp cho những cơ quan quyền lực pháp lý rất cao, chi phí đàm phán mua lại quyền sở hữu thương hiệu thậm chí còn cao hơn nhiều và cả chi phí thuê luật sư theo giờ cũng vô cùng tốn kém.

Chính vì vậy, việc đăng ký thương hiệu cho chính doanh nghiệp ở nước ngoài là mối quan tâm và lo lắng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tự bảo vệ mình, để tồn tại phát triển trong tương lai. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết về quy trình, thủ tục, pháp luật của các nước mà mình muốn đăng ký cũng như hệ thống đăng ký thương hiệu quốc tế để tự tin “vươn ra biển lớn”.

Có thể bạn chưa biết:

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here