Câu hỏi thường gặp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

0
978
Câu hỏi thường gặp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Câu hỏi thường gặp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Nhãn hiệu của doanh nghiệp cũng được coi là thương hiệu của hàng hóa, đây dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác nhau. Để đảm bảo lợi ích lâu dài của hoạt động kinh doanh thì đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp.

Loại nhãn hiệu nào được pháp luật bảo hộ tại Việt Nam?

  • Hiện nay tại Việt Nam có 03 loại nhãn hiệu được bảo hộ: Bảo hộ nhãn hiệu tập thể ; bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và bảo hộ nhãn hiệu liên kết;
  • Bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Phân biệt hàng hóa, dịch vụ  của các thành viên của tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhận không phải của tổ chức đó;
  • Nhãn hiệu liên kết: Đăng ký nhãn hiệu liên kết phải có 02 sản phẩm trở lên, chỉ có một người đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, có liên quan đến nhau;
  • Nhãn hiệu chứng nhận: Chủ nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ tổ chức, cá nhân.

Việt nam có bảo hộ nhãn hiệu không đăng ký hay không?

  • Đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam chỉ được chấp nhận khi đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc qua hệ thông Madrid hoặc theo hiệp ước Madrid;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng do Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp;

Tại sao nhãn hiệu không được bảo hộ?

  • Nhãn hiệu bị trùng hoặc nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác;
  • Nhãn hiệu sử dụng quốc kỳ, quốc huy của nhà nước;
  • Nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên của cơ quan nhà nước… mà không được cơ quan nhà nước đó cho phép;
  • Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng với tên, biệt hiệu, bút doanh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự , gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế …;
  • Nhãn hiệu có dấu hiệu làm sai lệch,nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;

Khi đã đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu có sửa đổi được không?

  • Sau khi nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký thi không thể sửa đổi, ngoại trừ trường hợp sửa đổi giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Nhãn hiệu đã đăng ký không sử dụng có bị hủy bỏ không?

  • Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu đó không được sử dụng trong 05 năm  thì nhãn hiệu đó sẽ bị đình chỉ, không có lý do chính đáng;
  • Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.

Tôi có quyền phải đối đơn đăng ký nhãn hiệu không?

Cá nhân, Tổ Chức đều có quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu trong giai đoạn công bố xét nghiệp nội dung khi thấy có dấu hiệu trùng lặp, nhầm lẫn với nhãn hiệu mình đã đăng ký;

Nếu khách hàng thắc mắc về đăng ký nhãn hiệu tại việt nam hoặc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài liên hệ trực tiếp đến Oceanlaw qua hotline 0904 445 449 để được luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn, đưa ra phương án tối ưu nhất cho khách hàng.

Tham khảo thêm:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here