Nên đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu

0
1085
Nên đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu

Khách hàng hỏi : Chào văn phòng luật Oceanlaw tôi có vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn. Khi tôi muốn bảo hộ cho mình một tài sản sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu công ty, hay logo, tôi phải đăng ký dưới hình thức bản quyền tác giả hay nhãn hiệu. Và tôi muốn hỏi rằng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả có gì khác nhau ?

Đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu

Luật sư trả lời : Chào bạn. Thắc mắc của bạn là Bản quyền tác giả và đăng ký nhãn hiệu khác nhau ở điểm nào ? Luật sư Oceanlaw tư vấn giải đáp cho bạn như sau :Theo luật sở hữu trí tuệ quy định thì một biểu tượng như logo, hình ảnh… thì có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu độc quyền hay bản quyền tác giả nhưng dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ví dụ như bao bì của sản phẩm sữa, hộp đựng sản phẩm…thì có thể bảo hộ được kiểu dáng công nghiệp hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Như vậy dù bạn đăng ký dưới hình thức nào thì cũng được độc quyền sử dụng khi đã được cấp văn bằng bảo hộ như quảng cáo, sử dụng trên bao bì sản phẩm…;

Đối với trường hợp làm đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét thẩm định nội dung, xem nhãn hiệu đó có khác biệt với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó hay không. Nếu nhãn hiệu đó đủ điều kiện thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Đối với đăng ký bản quyền tác giả thì không có khâu thẩm định nội dung, không tiến hành tra cứu xem nội dung tác phẩm, tác phẩm mỹ thuật, âm nhạc…đó có bị trùng lặp hay không, hoặc sao chép. Chỉ trường hợp mà có khiếu nại thì nội dung của tác phẩm đó mới được xem xét. Chính vì lý do này mà việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không đáp ứng Điều 14.3 của Luật SHTT. Đó là tác phẩm không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Kết luận, Khi đăng ký bản quyền tác giả tại cục bản quyền, đối với những tác phẩm gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức của đơn vị khác đã đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ thì tác phẩm đó có thể bị thu hồi giấy chứng nhận quyền tác giả. Do đó đăng ký bản quyền tại cục bản quyền tác giả thì khả năng đơn đăng ký có tỷ lệ thành công cao hơn so với đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ, nhưng rủi ro cũng sẽ lớn hơn khi xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, nhãn hiệu mà phân vân không biết lựa chọn theo hình thức bảo hộ nào, liên hệ đến Oceanlaw chúng tôi tư vấn cho khách hàng rõ hơn, phân tích cho khách hàng những ưu điểm, nhược điểm khi đăng ký một trong những hình thức trên theo số hotline của Oceanlaw.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here