Những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm khác nhau gọi là Nhãn hiệu, Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc kết hợp yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Để tránh nhầm lẫn nhãn hiệu, trùng lặp nhãn hiệu, bị cướp nhãn hiệu… Hoặc muốn quảng bá nhãn hiệu mà không cần lo lắng nhãn hiệu của mình có bị trùng và có bị kiện hay không? Và để được luật pháp bảo vệ không cho các đối thủ cạnh tranh sử dụng nhãn hiệu của mình để trục lợi riêng. Khách hàng nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ngay bây giờ để bảo vệ thương hiệu của chính mình.
Thủ tục đăng ký bảo hộ như thế nào? Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chúng tôi đưa ra một số bước chính như sau:
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường Bưu diện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP.HCM. Quy trình như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức
Đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Nếu đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn.
Nếu đơn thiếu sót, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp để sửa chữa thiếu sót.
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Công báo này sẽ được ấn hành hàng tháng, nếu yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo thì phải trả tiền.
Bước 3: Thẩm định nội dung
Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng đủ tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định cảu pháp luật không.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu
Nếu nhãn hiệu thỏa mãn các quy định của pháp luật, thì Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp GCN đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ.
Nếu người nộp đơn không nộp phí trên, thì coi như rút bỏ đơn.