Để nhãn hiệu hàng hóa của mình được bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới mà không phải nộp từng đơn riêng lẻ ở mỗi quốc gia, các chủ sở hữu có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.
Chi phí cho hình thức đăng ký nhãn hiệu này không tốn kém bằng hình thức đăng ký trực tiếp nhưng bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên và sau này nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các pháp nhân thuộc các nước thành viên. Và cụ thể việc đăng ký nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid như thế nào, hãy cũng OCEANLAW tìm hiểu thông qua bài viết sau đây:
Đó là một Điều ước quốc tế qui định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa ước madrid bằng việc nộp một đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa duy nhất được gọi là “đơn quốc tế” cho Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong đó chỉ định rõ những nước thành viên Thỏa ước Madrid mà bạn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ, từ đó, nhãn hiệu hàng hóa của bạn có thể được bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới mà không phải nộp từng đơn riêng lẻ ở mỗi quốc gia.
Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu
Các nước thành viên Thoả ước Madrid: Anbani, Angêri, Acmenia, áo, Azecbaijan, Belarut, Bỉ, Butan, Bosnia và Hezegovina, Bungari, Trung quốc, Croatia, Cuba, Séc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai cập, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Kazakhtan, Kenya, Kyrgikistan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxambua, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Mozambic, Hà Lan, Balan, Bồ đào nha, Mondova, Rumani, Nga, San Marino, Siera Leon, Slovakia, Slovenia, Tây ban nha, Sudan, Soazilan, Thuỵ Sĩ , Tatjikistan, Nam Tư cũ, Ucraina, Uzbeckistan, Việtnam, Nam Tư. Việt Nam tham gia Thỏa ước từ ngày 08/03/1949.
Điều kiện để chủ sở hữu Việt Nam nộp đơn đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp ở Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có trụ sở hay cơ sở kinh doanh hợp pháp đóng tại bất kỳ một nước nào là thành viên của Thỏa ước Madrid
- Cá nhân Việt Nam định cư ở một nước là thành viên của Thỏa ước Madrid
2. Điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid :
– Muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, trước hết nhãn hiệu của bạn phải được bảo hộ ở Việt Nam, tức là nhãn hiệu của bạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp đó, đăng ký ở Việt Nam được gọi là đang ký quốc gia và Việt Nam được goi là nước xuất xứ.
– Nếu bạn là một pháp nhân Việt Nam đang có hoạt động sản xuất kinh doanh ở một nước là thành viên của Thỏa ước Madrid, ví dụ như Liên Bang Nga, nếu muốn nộp đơn đăng ký quốc tế NHHH thì trước hết nhãn hiệu của bạn phải được đăng ký tại Liên Bang Nga. Trong trường hợp đó Liên Bang Nga được gọi là nước xuất xứ.
Hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid.
- Giấy uỷ quyền ( Theo mẫu và có chữ ký và đóng dấu của người nộp đơn);
- Tên, điạ chỉ đầy đủ của người nộp đơn;
- 18 mẫu nhãn hiệu (kích thước không lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm);
- Tên các quốc gia chỉ định bảo hộ theo đơn quốc tế;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp tại Việt Nam;
- Bản liệt kê danh mục hàng hoá yêu cầu bảo hộ (nếu hàng hoá, dịch vụ yêu cầu bảo hộ tại các quốc gia chỉ định là khác nhau thì liệt kê danh mục riêng cho từng quốc gia tương ứng).
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
- Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Trên cơ sở những điều trên, nếu các doanh nghiệp chủ sở hữu nhãn hiệu còn bất kì thắc mắc nào vê việc đăng kí nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid hãy liên hệ ngay đến Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ OCEANLAW, với đội ngũ chuyên viên uy tín, có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả nhất.
Xem thêm : Ý nghĩa khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa