Nhãn hiệu là gì?

0
1075
Nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là khái niệm được sử dụng nhiều trong kinh doanh, tuy nhiên chúng vẫn chưa được hiểu một cách chính xác. Do vậy trong bài viết này, Oceanlaw sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm nhãn hiệu là gì và từ đó có được hướng phát triển và bảo vệ nhãn hiệu của mình trước những nguy cơ xâm phạm.

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là loại tài sản do vậy nó có khả năng mang tới lợi ích nếu được người nắm giữ sử dụng hợp lý; tuy nhiên, khác biệt với những tài sản khác, nhãn hiệu không đi một mình mà cần phải gắn liền với một, một số hay nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng; chính vì thế mà nhãn hiệu được xem là dấu hiệu sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại hay tương tự của các doanh nghiệp khác.

Nhãn hiệu thường được thấy nhất là những dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hoặc nói cách khác, nhãn hiệu cũng là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp người dùng phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với những sản phẩm cùng loại hay tương tự khác nhưng không chỉ của các doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp; ví dụ hãng Honda sản xuất cùng 1 loại xe gắn máy tuy nhiên với nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như SH, MSX, PCX, Air Blade, Lead, Wave, Vision, Future, Blade, Super Dream.

Mặc dù vậy, nhãn hiệu thực sự được coi là tài sản khi và chỉ khi được các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ bằng tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hoặc nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng người nào nếu người đó chưa được cơ quan này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định luật pháp về sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu là gì

>>> Quy định của pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2. Phân loại nhãn hiệu

Dưới đây là một trong các cách phân loại nhãn hiệu thông thường nhất:

a. Nhãn hiệu tập thể:

Nhãn hiệu tập thể thuộc sở hữu của 1 hiệp hội hoặc hợp tác xã mà những thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để tiếp thị một số sản phẩm của mình. Hiệp hội đó thường xây dựng tập hợp những tiêu chuẩn về sử dụng nhãn hiệu tập thể ( ví dụ tiêu chuẩn chất lượng ) và cho phép những thành viên sử dụng nhãn hiệu đó nếu họ đáp ứng một số tiêu chuẩn đó.

Căn cứ vào quy định của pháp luật khái niệm về nhãn hiệu tập thể được hiểu như: Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của những thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với loại hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là các thành viên của tổ chức đó.

b. Nhãn hiệu chứng nhận:

Nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận những đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, phương thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc những đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

c. Nhãn hiệu liên kết:

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng 1 chủ thể đăng ký, trùng hay tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hay tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ 1 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ESCO cho các sản phẩm dầu nhờn, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đăng ký những nhãn hiệu tương tự như ESCA, ESCOO cũng cho một số sản phẩm dầu nhờn.

Nhãn hiệu liên kết còn có tên là nhãn hiệu bao vây và mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết để ngăn chặn bên thứ ba đăng ký các nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ.

Đối với những loại nhãn hiệu khác nhau tương ứng với nó sẽ là các thủ tục pháp lý khác nhau.

Lưu

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here