Tư vấn đăng ký nhãn hiệu âm thanh

0
839
Đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Đăng ký nhãn hiệu âm thanh có được không? Dấu hiệu âm thanh Là loại dấu hiệu mới được các chủ thể kinh doanh sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa. Về cơ bản, có hai loại dấu hiệu âm thanh được thừa nhận làm nhãn hiệu là các đoạn nhạc sáng tác và âm thanh mô phỏng từ tự nhiên (chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng gầm của mãnh thú, tiếng nước chảy).

Chuỗi các dấu hiệu âm thanh có thể được đăng ký như các dấu hiệu hình nhưng cái được bảo hộ không phải là các tiết tấu nhạc thực sự mà là chuỗi các dấu hiệu âm thanh được đăng ký chống lại sự sử dụng các dấu hiệu tương tự.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Vì vậy, nếu dấu hiệu là âm thanh thì doanh nghiệp bạn không thể bảo hộ là nhãn hiệu được vì nó không là dấu hiệu có thể nhìn thấy được.
Sắp tới đây, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực, một số quy định và thực tiễn áp dụng luật pháp về sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ phải có những bổ sung, sửa đổi để phù hợp với các quy định và cam kết của TPP. Liên quan đến lĩnh vực nhãn hiệu, ngoài các nhãn hiệu truyền thống , TPP quy định các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải “ bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực để bảo hộ nhãn hiệu mùi”.

Theo quy định hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được, trong khi đó nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu không nhìn thấy, khi các âm thanh được sử dụng để thực hiện chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hay dịch vụ. Âm thanh có thể là các tiếng chuông, tiếng cồng đặc biệt, một giai điệu hay tập hợp một số nốt nhạc… Đa phần các hiệp ước quốc tế hiện nay liên quan đến sở hữu trí tuệ đều có định nghĩa về nhãn hiệu bao gồm cả dấu hiệu âm thanh hoặc ít nhất không loại trừ loại nhãn hiệu này khỏi sự bảo hộ. Do sự phát triển nhanh chóng của loại nhãn hiệu này nên ngoài Hoa Kỳ, các nước như Anh, Đức, Ý, New Zealand, Nhật Bản và một số nước khác đã nhanh chóng đưa vào luật nhãn hiệu của mình quy định về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.

Cũng như các nhãn hiệu truyền thống, để được bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh phải có khả năng phân biệt, nghĩa là âm thanh đó phải có khả năng phân biệt  hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Để xác định yêu cầu này, một nhãn hiệu âm thanh xin đăng ký cũng phải được xem xét cả về khả năng phân biệt tự thân cũng như khả năng phân biệt tương đối so với các nhãn hiệu âm thanh hoặc các quyền sở hữu trí tuệ có trước.

Một dấu hiệu âm thanh chỉ tạo từ một hay hai nốt nhạc, hay các âm thanh mô tả lĩnh vực, tính năng, tác dụng hay chất lượng của sản phẩm/dịch vụ liên quan thường không được chấp nhận bảo hộ. Tương tự các bản nhạc thường được sử dụng rộng rãi nhiều người biết đến hàm chỉ một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng khó được chấp nhận là nhãn hiệu độc quyền cho một ai. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh hay một tập hợp nốt nhạc quá dài cũng thường không được chấp nhận làm nhãn hiệu, thậm chí chúng có thể quá quen đối với công chúng nhưng không có nghĩa chúng có đủ khả năng phân biệt để thực hiện chức năng một nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu âm thanh nói chung cũng áp dụng như đối với nhãn hiệu truyền thống, tuy vậy mẫu nhãn hiệu âm thanh trong đơn đăng ký thường được yêu cầu thể hiện bằng các nốt nhạc cụ thể trên khung nhạc, kèm với đó là một đĩa CD hay một vật mang điện tử thể hiện âm thanh của nhãn hiệu đó nhằm phục vụ cho việc xem xét, thẩm định, ghi nhận và công bố nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here