Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của Quyền sở hữu công nghiệp phổ biến nhất trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp vô vàn những nhãn hiệu khác nhau với cùng một chủng loại mặt hàng. Nhờ có nhãn hiệu mà chúng ta có thể phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, màu sắc, hình ảnh hay gồm những yếu tố trên.
Theo luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,cá nhân khác nhau.
Có nhất thiết phải làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu không?
Việc đăng kí nhãn hiệu không có tính chất bắt buộc nhưng đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất, nếu không làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình thì khi nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái hoặc bị làm cho nhầm lẫn với những những nhãn hiệu khác thì rủi ro họ phải gánh chịu là không hề nhỏ.
Việc nhãn hiệu không được đăng kí đồng nghĩa với khi có những vấn đề phát sinh như việc nhãn hiệu của mình bị người doanh nghiệp, cá nhân khác sử dụng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, rơi vào tình trạng bị cạnh tranh trực diện, bị mất thị phần,… đều không được nhà nước bảo hộ vì không có cơ sở pháp lý. Trong trường hợp như vậy xảy ra, muốn ngăn chặn hành vi của đối thủ, chúng ta phải đưa ra Tòa án hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp để giải quyết.
Tuy nhiên, việc đưa ra như vậy sẽ rất tốn kém, mất thời gian và thậm chí sự can thiệp như vậy có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
- Là văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu
- Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm
2. Ai có quyền làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu?
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nôp đơn.
3. Nhãn hiệu nào cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Thực tế là không phải nhãn hiệu khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Có một số trường hợp khi cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng lại bị từ chối. Bao gồm các trường hợp sau:
– Nếu nhãn hiệu không có khả năng thực hiện chứng năng phân biệt của mình
– Nếu nhãn hiệu đã thuộc quyền của người khác:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của Quốc gia, địa phương, doanh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
- Công báo Sở hữu Công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hưu trí tuệ)
- Cơ sở dữ hiệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa công bố trên Internet
- Có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện với người nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Trình tự thực hiện
Tiếp nhận đơn: đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới các địa điểm sau :
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
- Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thẩm định hình thức đơn:
- Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của một đơn hợp lệ hay không.
- Nếu đơn đáp ứng được các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhân ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
- Yêu cầu của một đơn hợp lệ gồm có: các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét hình thức: 1 tháng kể từ ngày đơn được gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ
- Ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sỡ hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
Thẩm định nội dung:
- Mục đích: đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Việc thẩm định được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nội dung theo quy định.
- Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 6 tháng tính từ ngày công bố.
Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ :
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công bảo Sở hữu trí tuệ. Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu thì đơn coi như bị rút bỏ.
5. Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục sở hữu trí tuệ ban hành: 2 tờ;
- Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu, kích thước 80 x 80 mm);
- Các tài liệu liên quan (nếu cần);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Để được tư vấn thêm về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vui lòng liên hệ văn phòng luật Oceanlaw.