Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền, dịch vụ ở Myanmar không bắt buộc vì nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua sử dụng. Sau khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, việc đăng cảnh báo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên báo chí ở Myanmar được coi là bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu. Bằng chứng này được chấp nhận trong phiên tòa dân sự và hình sự để chống lại bên thứ ba vi phạm nhãn hiệu.
Các trường hợp nhãn hiệu không được đăng ký tại Myanmar?
- Dấu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho cùng hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Dấu hiệu lừa dối hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác.
- Dấu hiệu tương tự với huy hiệu hoặc phù hiệu, huân chương, huy chương, cờ, hoặc hình ảnh về bất kỳ quốc gia, thành phố, thị xã, thị trấn, địa điểm, tổ chức đoàn thể, pháp nhân, tổ chức, hoặc cá nhân nào.
- Dấu hiệu có nội dung bị cấm như vấn đề nhậy cảm mang tính chất xã hội hoặc trái với luật pháp và đạo đức xã hội.
Bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar. Công dân Myanmar và người nước ngoài đều được đối xử như nhau khi đăng ký tại đây. Nhưng người nộp đơn không tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar mà phải chỉ định một đại diện Myanmar thay mặt mình thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu thông qua việc lập Giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền phải được công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Myanmar .
Những tài liệu và thông tin để đăng ký nhãn hiệu vào Myanmar
- Giấy ủy quyền có công chứng của phòng công chứng và sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar
- Bản tuyên thệ về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (làm theo mẫu). Bản tuyên thệ phải có chữ ký và dấu của chủ sở hữu, được công chứng tại cơ quan công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar
- 12 mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phầm và/hoặc dịch vụ .
- Tên, địa chỉ của người nộp đơn
Các bước tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là không bắt buộc, nhưng để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo thành công khi đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar. Khách hàng nên tiến hành tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Kết quả của bước này nhằm giúp khách hàng xác định được khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.
Bước 2: Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu
Oceanlaw sẽ tiến hành nộp và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhãn hiệu của Myanma.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ
Khi nhãn hiệu đã được chấp thuận bảo hộ, Quý khách hàng sẽ nhận được Thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sau đó là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Mọi vấn đề còn thắc mắc về thủ tục/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, cũng như đăng ký nhãn hiệu vào Myanmar, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn .
Xem thêm: đăng ký nhãn hiệu tại Australia