Để khởi nghiệp thành công phải bắt đầu từ đâu?(Phần 1)
Khi hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đòi hỏi Nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn trong công cuộc đổi mới thể chế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp; trong đó có những doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.
Khởi nghiệp đang trở thành câu chuyện thời sự trong phát triển kinh tế đất nước. Nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện các bộ, ngành hữu quan, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã có những chia sẻ về vấn đề đó.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ Trần Văn Tùng, thì Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tới năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt căn cứ theo Quyết định 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016.
Theo đó, tới năm 2025 sẽ có 2.000 dự án khởi nghiệp, 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo được hỗ trợ phát triển và 100 doanh nghiệp tham gia đề án kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện việc mua bán và sáp nhập với tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Muốn phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp, trước mắt, cần khẩn trương hoàn thiện lại hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập lại Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, để kết nối những thương hiệu, nhãn hàng sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho việc bán hàng và hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp khởi sự.
Công nghệ thông tin và kỹ thuật số rất hữu ích giúp doanh nhân lập nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững nên bắt đầu khởi nghiệp bằng con đường sáng tạo, đưa kiến thức, kết quả nghiên cứu và tiếp thu chuyển giao công nghệ đi vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chú trọng phát động tinh thần
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, dựa theo kết quả khảo sát của Trường Đại học hàng đầu nước Đức và Công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung, Việt Nam đứng thứ 7/44 trong số các nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới.
Nhưng, tinh thần khởi nghiệp chỉ có thể trở thành động lực và tạo nên được làn sóng khởi nghiệp trong 1 nền kinh tế có sự cạnh tranh cao, vào khi chúng ta thực sự chuyên nghiệp và có tri thức về kinh tế số. Vấn đề tích hợp giữa tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam, với tri thức kinh doanh của nền kinh tế số sẽ tạo thành động lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới.
Do vậy, việc phát động tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam, phát động tinh thần coi trọng doanh nhân, những doanh nghiệp khởi sự kinh doanh cần phải được Chính phủ, các bộ, ban ngành quan tâm chú trọng. Không ai khác, chính đội ngũ các thanh niên, sinh viên với khát vọng trở thành doanh nhân sẽ chính là động lực đưa đất nước vươn lên.
Đưa Đà Nẵng nhanh chóng trở thành thành phố khởi nghiệp
Tiến sĩ Võ Duy Khương, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng chia sẻ rằng, để biến Đà Nẵng trở thành 1 thành phố khởi nghiệp mà mọi doanh nghiệp đều tìm thấy cơ hội, động lực giúp phát triển, đồng thời cũng là nơi nhiều ý tưởng kinh doanh được ươm tạo, nảy mầm phát triển thành các dự án kinh doanh thành công, khởi sự doanh nghiệp thành đạt… đòi hỏi sự quan tâm của chính quyền thành phố.
Cùng với đó là vấn đề chú trọng tới công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của các cấp, ban ngành, nhất là các tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh và kể cả những hộ kinh doanh cá thể… về vấn đề khởi nghiệp, làm giàu, lập thân và lập nghiệp.
Kiến thức, kỹ năng về khởi sự kinh doanh phải được phổ cập tới mọi người dân có nhu cầu khởi nghiệp. Về công tác đào tạo doanh nhân, phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp cần được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên ở bậc phổ thông, đại học và cao đẳng để giúp họ có hoài bão, đam mê kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Ngoài ra, cần đề cao được việc đổi mới sáng tạo từ “phòng thí nghiệm ra thị trường” với công nghệ đột phá phù hợp với thế mạnh của thành phố ví dụ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tạo dựng thị trường thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với đó là cần phải đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư tài chính cho các hoạt động khởi nghiệp; xây dựng chính sách của thành phố để hình thành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn của quỹ đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính, tín dụng để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty khởi nghiệp trong tương lai.
Cần tạo điều kiện cho những doanh nhân địa phương tham gia hội nhập ngay từ khi khởi nghiệp, thông qua giải pháp liên kết với Mạng lưới khởi nghiệp của thành phố và quốc gia, để kết nối để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm ra thị trường ngay trong cộng đồng khởi nghiệp.
Còn tiếp….
Có thể bạn chưa biết:
- Đăng ký nhãn hiệu cho các doanh nghiệp mới thành lập