Điều kiện nhượng quyền thương mại

0
24
điều kiện nhượng quyền thương mại

Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường. Một trong những cách làm phổ biến mà các doanh nghiệp lớn đang sử dụng đó chính là “nhượng quyền thương mại“. Để thực hiện được điều này, nó cần phải trải qua các thủ tục và thực hiện các nghĩa vụ nhất định.

Không chỉ đơn thuần là chuyển nhượng như bạn nghĩ. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Đặc điểm của nhượng quyền thương mại và các điều kiện nhượng quyền thương mại. Cùng tìm Oceanlaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

1.1 Nhượng quyền thương mại là gì?

Luật thương mại 2005 quy định:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

điều kiện nhượng quyền thương mại

1.2 Nhượng quyền thương mại có đặc điểm gì?

Dựa trên định nghĩa bên trên thì nhượng quyền thương mại bao gồm các đặc điểm sau:

  • Chủ thể quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài.

Thực tế thì đa số bên tham gia nhượng quyền thương mại thường là thương nhân. Có thể có hai hoặc nhiều bên cùng tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và phải tự chịu trách nhiệm với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

  • Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại.

Nội dung của nhượng quyền thương mại tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm:  nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, bí mật kinh doanh…. các quyền kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền.

  • Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất.

Thống nhất về các hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền: Các thành viên phải thống nhất về mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy trì chất lượng đặc trưng của sản phẩm/dịch vụ.

Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền: Lợi ích của nhượng quyền và các bên nhận quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kì một thành viên nào trong hệ thống nhượng quyền thương mại đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên còn lại.

2. Điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Căn cứ Mục 1 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP; điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định: 

a. Đối với bên nhượng quyền

Theo quy định cũ, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
  3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay đã bãi bỏ điều kiện thứ 2 và thứ 3, bên nhượng quyền chỉ cần thỏa mãn 01 điều kiện để được phép cấp quyền thương mại đó là: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, đối với nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không cần phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

3. Đăng ký nhượng quyền thương mại ở đâu?

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương (Khoản 1 Điều 291 Luật Thương mại 2005, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

  • Nhượng quyền trong nước
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. 

Tham khảo thêm: dịch vụ nhượng quyền thương hiệu

Lời kết

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về điều kiện nhượng quyền thương mại“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: Trụ sở chính: Tầng 8, Số 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: 0904 445 449 – 024 3795 7779
  • Email: luatsu@oceanlaw.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here