Theo định nghĩa, Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, hình dáng bên ngoài đó phải mới đối với thế giới và có thể làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được
- Kiểu dáng công nghiệp được coi là mới đối với thế giới, nếu trước ngày nộp đơn hợp lệ/ ngày ưu tiên của đơn, kiểu dáng công nghiệp đó: Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã được mô tả trong các đơn nộp cho Cơ quan sở hữu công nghiệp.
- Kiểu dáng công nghiệp được dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp, nghĩa là có thể chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài là Kiểu dáng công nghiệp.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm. Để giúp khách hàng nắm được trình tự đăng ký bảo hộ sáng kiểu dáng công nghiệp, Công ty Luật Oceanlaw đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:
Trình tự thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Cách thức thực hiện đăng ký bảo hộ:
- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
- Qua bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
- Bản mô tả (01 bộ);
- Các tài liệu có liên quan;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Điều kiện để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn cụ thể về dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn & giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng về việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng như xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.