Báo động vấn nạn về xâm phạm nhãn hiệu

0
988
Báo động vấn nạn về xâm phạm nhãn hiệu

Báo động vấn nạn về xâm phạm nhãn hiệu

Doanh nghiệp bị thiệt hại

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, số vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Những vụ vi phạm thương hiệu, nhãn hiệu của một số Doanh nghiệp nổi tiếng xảy ra trong nhiều lĩnh vực ngành hàng từ hàng hóa tiêu dùng ví dụ như quần áo, thuốc lá, thực phẩm, đồ uống đến những loại máy móc công nghiệp… Hàng giả, hàng nhái bày bán công khai ở thị trường với giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 so với hàng thật.
Trong giai đoạn từ 2012 – 2015, lực lượng chức năng đã tiếp nhận khoảng 18.329 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất và buôn bán hàng giả; phạt hành chính với một số tiền lên tới trên 73 tỷ đồng; khởi tố khoảng 120 vụ án về hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ với 196 bị can; cơ quan kiểm sát đã truy tố tới 84 vụ với 140 bị can.
Hành vi vi phạm  về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xâm phạm nhãn hiệu nói riêng đã làm tổn hại cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính, gây nhầm lẫn, suy giảm lòng tin của các khách hàng vào sản phẩm đã đăng ký bảo hộ, đồng thời gây thiệt hại cho những người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái.

>>>Những điều cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cần xử lý triệt để vấn nạn này

Sở dĩ việc xâm phạm về nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại và phổ biến, xuất phát từ sự thiếu thông tin, hiểu biết của các doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp cố tình lợi dụng sự nổi tiếng của những thương hiệu để trục lợi. Bên cạnh đó, còn thiếu sự kết nối của những cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo những quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký doanh nghiệp, thì vấn đề sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ nhằm cấu thành tên riêng hoặc gắn trên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà không được chấp thuận của chủ sở hữu thì xem như đã vi phạm về sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu.
Việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không đồng nghĩa với việc công ty được xem là không xâm phạm quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhiều chuyên gia cho biết, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với những cam kết thúc đẩy lành mạnh hóa thị trường, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ thì những cơ quan chức năng nên sớm giải quyết những yêu cầu chính đáng của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng mà còn góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài.

Nguồn: laodong.com.vn

>>> Xem thêm:Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam
>>> Tham khảo:Cảnh báo tình trạng thương hiệu lớn bị ‘bôi nhọ’ trên Facebook

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here