Bún bò huế chắc chỉ mỗi LOGO là độc quyền

0
1097
bun-bo-hue-chac-chi-moi-logo-la-doc-quyen

Bún bò huế chắc chỉ mỗi LOGO là độc quyền thôi nhỉ

Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” vừa được ban hành đang gây ra nhiều bức xúc và thắc mắc gắn với tên gọi của một món ăn truyền thống quen thuộc với người dân Việt. Nếu người bán bún bò Huế mà chưa đến Huế xin phép thì không được bán. Sau khi ban hành, có rất nhiều ý kiến trái chiều về văn bản nói trên.

Đặc biệt là có rất nhiều ý kiến bức xúc cho rằng họ đã kinh doanh bún bò Huế lâu rồi, nay “đùng một cái” phải kéo về Huế để đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế”, đó là điều vô lý, chẳng khác một loại “giấy phép con” mà chủ trương chung đang dần loại bỏ…;

Sau khi ban hành, văn bản đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, rất nhiều phản ứng của dư luận xung quanh việc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh thừa Thiên Huế đã đăng ký nhãn hiệu chứng nhận độc quyền “Bún Bò Huế”.

Tên Bún Bò Huế không được độc quyền :

Cá nhân , tổ chức vẫn chưa hiểu đúng về nhãn hiệu Chứng Nhận, được thể hiện qua sự phản ứng và rối loạn. Nhãn hiệu độc quyền mà Huế xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Nhưng không biết logo cho Bún Bò Huế này có được Cục Sở Hữu trí tuệ chấp nhận hay không?
Như vậy khi Huế đăng ký nhãn hiệu độc quyền như vậy thì chỉ được độc quyền logo chứ không hề độc quyền 3 chữ “Bún Bò Huế”. Khi bán bún bò huế thì chỉ cần tránh logo mà Huế đã đăng ký mà thôi còn chữ Bún Bò Huế mọi  đều sử dụng được. Mà nếu muốn sử dụng logo này thì bạn đến Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên-Huế để xin phép.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Long cho rằng tên Bún Bò Huế không có khẳ năng để bảo hộ độc quyền. Theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu là “... tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến”. Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt thì sẽ không được cấp bảo hộ độc quyền.
Theo trên thì bún bò Huế đã trở thành tên gọi chung của một món ăn. Không còn là của riêng Huế nữa. Tên gọi đã quen thuộc và được sử dụng rộng rãi của món ăn. Do đó không thể xem đó là yếu tố phân biệt, tên riêng để đòi độc quyền các tên gọi món ăn này được, luật sư Long nhận định.Người bán bún bò Huế bất kỳ nơi đâu như trong nước hay nước ngoài đều có thể treo bảng bún bò huế.

Độc quyền chỉ dẫn địa lý: Vẫn không có lối ra

Chủ  Tịch Ủy Ban tỉnh thừa thiên huế, cho biết thương hiệu bún bò Huế và không để người khác đăng ký mất thương hiệu này, tỉnh đã chủ động liên hệ với sở hữu trí tuệ thương hiệu trên với Bộ Khoa học và công nghệ. Như vậy khi đăng ký chỉ dẫn bún bò huế trên toàn thế giới có phải đến Huế xin phép dùng tên “Bún Bò Huế” hay không?

Đã có nhiều thương hiệu sử dụng việc này nhằm xác định nguồn gốc địa lý của một sản phẩm như nước mắm phú quốc, vải thiều thành hà.

Nhưng việc bảo hộ món ăn bằng chỉ dẫn địa lý và vô cùng mong manh. Để được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý thì món ăn đó phải có sự khác biệt đặc trưng liên quan đến khí hậu, vùng lãnh thổ. Phải cân đo được theo phương pháp khoa học. Đặc biệt là ở vùng khác thì không thể làm được món ăn đó. Đây là điều cực khó.

Quay lại với bún bò huế, Nếu cùng loại nguyên vật liệu, cách nấu mà mọi người trên thế giới đều có thể nấu được món này thì không thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý được.

Kết Luận : Tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ hướng đến logo độc quyền “Bún Bò Huế” chứ không hề đăng ký nhãn hiệu độc quyền 3 chữ “Bún Bò Huế”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here