Các hình thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài

0
1054
Các hình thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài

Theo luật pháp quốc tế và quốc gia hiện hành về căn bản hiện nay chỉ có 2 phương thức đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài là đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid và đăng ký nhãn hiệu theo cách nộp đơn trực tiếp:

Tuy vậy việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài cũng đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thông thường để đưa một mặt hàng nào vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên đăng ký trước nhãn hiệu tại thị trường đó.

Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Đăng ký nhãn hiệu thông quan hệ thống nộp đơn quốc tế – hệ thống nộp đơn theo thỏa ước Madrid. Là hình thức nộp đơn đơn ký quốc tế đối với các nước là thành viên của thỏa ước Madrid

Hình thức này áp dụng với các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và đơn nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm tại các nước mà doanh nghiệp chỉ định. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại các nước chỉ định nếu đạt tiêu chuẩn bỏa hộ. Nếu việc từ chối bảo hộ của một nước nào không ảnh hưởng đến việc bảo hộ tại nước khác. Hệ thống nộp đơn này hiện nay có trên 56 nước tham gia.

Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên, một số nước là thị trường lớn của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia hệ thông này như Hoa Kỳ, Nhât Bản và bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên và sau này nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các pháp  nhân thuộc thành các ước thành viên.

Điều kiện tiên quyết để đăng ký được nhãn hiệu ra nước ngoài, nhãn hiệu của doanh nghiệp phải được bảo hộ ở Việt Nam và phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa – không bao gồm các khoản phí đã nộp cho văn phòng quốc tế

Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo cách nộp đơn trực tiếp

Hình thức đăng ký nhãn hiệu thứ hai, nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các nước chỉ định đăng ký . Chi phí nộp đơn đăng ký vào các thị trường lớn, thị trường trong khu vực là khác nhau.

Các tài liệu nhãn hiệu để đăng ký nhãn hiệu tùy thuộc vào từng nước cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản chỉ cần các tài liệu sau:

  • Giấy ủy quyền,
  • Mẫu nhãn hiệu, tài liệu chứng minh sử dụng trước(nếu có)
  • Đơn ưu tiên( nếu có).

Doanh nghiệp có thể tự mình soạn thảo đơn và nộp đơn hoặc có thể thông qua đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tự mình nộp đơn tại các nước này có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp tuy nhiên cũng có những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được.

Trong quá trình xát nghiệm đơn, nếu gặp vướng mắc ở đâu xét nghiệm viên thường liên lạc trực tiếp với người nộp đơn hoặc tổ chức đại diện. Các nội dung cần làm rõ là phân nhóm sản phẩm, khối lượng và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu….

Như vậy để đảm bảo cho công việc kinh doanh của mình doanh nghiệp có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn phương thức đăng ký và quốc gia đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các thông tin và thủ tục đăng ký của mỗi nước trước khi đưa sản phẩm  của mình tại nước đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here