Hiệp định TPP và vòng tròn kinh tế giữa 12 quốc gia

0
1223
Hiệp định TPP và vòng tròn kinh tế giữa 12 quốc gia

Hiệp định TPP và vòng tròn kinh tế giữa 12 quốc gia

Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) sau năm năm đàm phán thì Việt Nam và 11 nước tham gia đã đạt được thỏa thuận khi ký vào hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Nhiều lúc tưởng như đã đi vào bế tắc thì 12 nước đã cũng nhau lỗ lực, từng bước giải quyết những khó khăn và kết quả là vòng đám phán thành công, hiệp định được ký kết tại thành phố Atlanta,Bang Geargia, Mỹ.

Có thể nói Hiệp định TPP là một trong những hiệp định tham vọng nhất của 12 nước. Đây là con đường đi đến tương lại, mở ra một chặng đường mới, một bước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho 12 nước tham gia vào hiệp định này.

Tôi chắc rằng nhiều doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc về Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương là gì? Và Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào khi tham gia vào Hiệp Định này. Sau đây Oceanlaw sẽ từng bước giải thích cho khách hàng quan tâm đến hiệp định thương mại này.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – Lịch sử hình thành :

TPP là viết tắt của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement ). Hiệp định do nhiều nước ký kết nhằm thiết lập mối quan hệ thương mại tự do của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Vào ngày 03/06/2005 thì hiệp định này lần đầu tiên được ký kết, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/05/2016 có bốn nước tham gia bao gồm : Singapore, Chile, New Zealand, Brunei.

Hội nhập TPP nghành dệt may liệu có thua trên sân nhà.

Đến tháng 09/2008, Mỹ có ý định đàm phán để tham gia vào hiệp định TPP. Tiếp đến tháng 11/200, các nước khác tham gia là Australia, Peru và Việt Nam. Tháng 10/2010, Malaysia tham gia vào đàm phán TPP. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách là thành viên đầy đủ.

Cho đến ngày hôm nay thì TPP đã có 12 nước tham gia : Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đó đã có rất nhiều nước bày tỏ mong muốn tham gia hiệp định TPP như  : Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

 

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các nước, hàng rào thuế quan sẽ được giảm, hoặc loại bỏ hoàn toàn với một số trường hợp, giúp các nước tăng cường thương mại, kinh tế trao đổi hàng hóa dịch vụ.
Hiệp định TPP đã được kỳ vọng sẽ thúc đẩy được nền kinh tế của 12 nước thành viên với dòng chảy vốn.

Quá trình tham gia đàm phán Hiệp định TPP :

TPP đã trải qua một quá trình dài, nhiều cuộc họp với nhiều cấp khác nhau. Nhưng cho đến năm 2010 thì những cuộc đàm phán mới thực sự bắt đầu – đặt ra mục tiêu và chốt lại vào năm 2012.

Chỉ trong 2010 – 2013 đã có 19 vòng đàm phán chính thức diễn ra. Tại Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) thuộc vòng đàm phán thứ 07 kéo dài từ ngày 15 cho đến ngày 24/06/2011.

Năm 2014 – 2015, diễn ra nhiều cuộc đàm phán thuộc cấp Bộ Trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.

Vậy những khó khăn bất đồng quan điểm khi ký kết hiệp định TPP và giải pháp tháo gỡ khó khăn như thế nào ? chúng tôi sẽ cập nhật  thông tin mới nhất phần tiếp theo.

Xem thêm : Thủ tục trong chứng nhận xuất xứ trong TPP

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here