Làm thế nào để thương hiệu thâm nhập vào thị trường
- Ý Chí: Những người lãnh đạo của công ty doanh nghiệp, phải có những quyết định đúng đắn trong việc triển khai những kế hoạch, phương thức thâm nhập vào thị trường bằng những cách như quảng cáo, tiếp thị và có hệ thống. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, có doanh nghiệp khiêm tốn về tài chính cũng như chưa có kinh nghiệm, thì những thay đổi táo bạo sẽ là những bước đi quan trọng, dũng cảm trong thực hiện.
- Tổng lực: Phải sử dụng tối đa những quảng cáo truyền hình đây chính là mấu chốt để tiếp cận nhanh nhất , những hoạt động hỗ trợ như quảng cáo ngoài trời, khuyến mãi, áp phích, bài báo về công ty, chương trình quan hệ cộng đồng.
- Chuyên Nghiệp: Được thể hiện trên thiết kế và tiến hành một cách rất chi tiết, theo đúng bài bản, chứng tỏ doanh nghiệp đã có một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đây là ba yếu tố, là tập hợp lớn , một nỗ lực vô cùng khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài yếu tố một là nhận thức và ý chí, hai yếu tố còn lại thuộc về năng lực, bao gồm cả khả năng tìm kiếm ý tưởng, cộng tác với nhà tư vấn và nguồn lực tài chính để triển khai.
Nhà tư vấn, chuyên gia tư vấn sẽ có vai trò như thế nào ?
Khi doanh nghiệp tìm đến những chuyên gia tư ấn trong lĩnh vực hỗ trợ cho việc quảng bá thương hiệu thì doanh nghiệp có lợi ích :
- Nắm bắt, khai thác những kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm, tiếp thu được công nghệp thiết kế và cách tổ chức thực hiện chương trình quảng cáo, giảm thiểu được nhiều rủi ro trong quá trình thâm nhập vào thị trường.
- Có thêm đối tác trong việc phản biện, có nhiều ý tưởng sáng suốt hơn;
- Tạo điều kiện cho những đội ngũ nhân lực, tiếp cận với những quy trình quảng cáo hiện đại và phong cách mới.
Khi thương hiệu đã thành công, cách duy trì thương hiệu:
Một triết lý cạnh tranh về thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết chính là : ” Tránh Đối Đầu – Tạo Chiều Sâu – Sự Khác Biệt “.
Cũng giống như một hạt giống đã mọc thành cây, thì phải biết các chăm sóc sao cho, bộ rễ phát triển bám sâu vào đất, cây phát triển khỏe mạnh, và dĩ nhiên phương pháp đầu tư mới sẽ phải thiên về chất chứ không còn chú trọng tới lượng như trước nữa.
Thương hiệu ngày nay không còn là những dấu hiệu để nhận biết sản phẩm của Doanh nghiệp nữa mà còn là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp, tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là một cái tên đơn thuần mà là tổng hợp nhiều yếu tố , hoạt động để tạo ra một hình ảnh khác biết cho doanh nghiệp mình.
Giáo sư David A. Aaker, tác giả cuốn Xây dựng những thương hiệu mạnh (Building Strong Brand – The Free Press 1996) thì ” Các công ty nên xem thương hiệu của mình không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là cả một tổ chức, con người cụ thể hoặc một biểu tượng. Thương hiệu phải chú trọng đến những mối liên kết của những cá nhân trong công ty, tính văn hoá, các chương trình hoạt động… Người ta có thể dễ dàng sao chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt chước mô hình của một tổ chức ” .
Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường vốn rất nghiệt ngã, thiết nghĩ các doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu cho mình. Hãy coi việc xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư cho tương lai, đừng bao giờ coi đó là một loại chi phí.
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Đưa thương hiệu thâm nhập vào thị trường”. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.
Tìm hiểu về : chức năng, lợi ích khi bảo hộ thương hiệu