Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

0
3896
Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Trong xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng và quan hệ đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển thì nhu cầu đăng ký quyền sở hữu công nghiệp trong đó có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của các chủ sở hữu Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn. Xuất phát từ nhu cầu đó, việc các chủ sở hữu có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Nghị định thư Madrid bên cạnh Thỏa ước Madrid có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nhiều nước trên thế giới mà không phải nộp từng đơn riêng lẻ ở mỗi quốc gia.

Nghị định thư Madrid là gì?

Nghị định thư Madrid là sự phát triển của hệ thống nộp đơn quốc tế theo Thỏa ước Madrid nhằm mục đích thu hút thêm thành viên. Nghị định thư Madrid không thay thế mà cùng tồn tại với Thỏa ước Madrid.

Từ đó có thể thấy, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Nghị định thư Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid.

Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa :

Danh sách các nước là thành viên Nghị định thư Madrid: Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia,  Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.

Việt Nam tham gia Nghị định thư Madrid ngày 11/07/2006, kể từ đó tổ chức cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn quốc tế theo Nghị định thư Madrid để yêu cầu bảo hộ tại các nước không phải là thành viên của Thỏa ước nhưng là thành viên của Nghị định thư.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Nghị định thư Madrid

>>> Ý nghĩa cơ bản về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Do Nghị định thư Madrid không thay thế Thoả ước Madrid mà cùng tồn tại song song với Thỏa ước Madrid nên các điều kiện về chủ thể, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Nghị định cũng tương tự như Thỏa ước, nhưng đăng ký theo Nghị định thư Madrid có một số điều kiện thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước Madrid, cụ thể:

  1.  Về điều kiện nộp đơn: người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (Nộp đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid bắt buộc nhãn hiệu phải được cấp Văn bằng bảo hộ tại nước sở tại);
  2. Về nguyên tắc: khi đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng ở Việt Nam bị mất hiệu lực thì đăng ký quốc tế theo Nghị định thư cũng bị mất hiệu lực theo. Khi đó người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các nước được chỉ định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế theo Nghị định thư bị mất hiệu lực. Trong trường hợp này, các đơn xin chuyển đổi đăng ký nhãn hiệu vào từng quốc gia được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký quốc tế.
  3. Về ngôn ngữ: người nộp đơn có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư. Trong một đơn đăng ký quốc tế, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chỉ định các quốc gia là thành viên Nghị định thư, miễn là đáp ứng các điều kiện tương ứng và đơn phải theo mẫu qui định.
  4. Về hiệu lực: thông thường, trong vòng 18 tháng theo Nghị định thư Madrid kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han quy định. Trong khi đó, theo Thỏa ước Madrid, trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han quy định.
  5. Về từ chối bảo hộ và hậu quả pháp lý: Nếu đăng ký theo Thoả ước Madrid, nhãn hiệu hàng hoá chỉ bị từ chối ở một nước thành viên thì Đăng ký quốc tế vẫn có hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng Quốc gia thành viên. Còn nếu đăng kí theo Nghị định thư Madrid, nhãn hiệu bị từ chối bởi quốc gia chỉ định bảo hộ thì việc đăng ký theo Nghị định thư Madrid có thể được chuyển sang hình thức đăng ký quốc gia mà không làm mất đi ngày nộp đơn gốc.
Qua những phân tích trên có thể thấy Nghị định thư  Madrid ngoài việc loại bỏ các chi phí nộp hồ sơ cao thường gắn với nộp đơn quốc gia riêng biệt tại mỗi quốc gia; tiết kiệm chi phí cũng được thực hiện ở giai đoạn sau đăng ký; gia hạn, hay thay đổi về tên, địa chỉ của chủ sở hữu,…đều có thể được thực hiện tập trung tại Văn phòng mà không cần phải được ghi lại một cách riêng biệt trong mỗi quốc gia, còn có khá nhiều thuận lợi hơn so với Đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid.Tuy nhiên, việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, khi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chú ý tính hiệu quả của nó để lựa chọn hình thức đơn đăng kí phù hợp.

Trong quá trình tìm hiểu nếu các doanh nghiệp chủ sở hữu nhãn hiểu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến OCEANLAW với đội ngũ chuyên viên uy tín, có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here