Khi bạn tải 1 video lên mạng xã hội, đoạn video của bạn sẽ bị xóa đi bởi lý do vi phạm bản quyền. Vậy tại sao Facebook hay Youtube lại biết được điều này?
Nhằm bảo vệ lợi ích và công sức của những cá nhân tổ chức làm ra sản phẩm nên pháp luật đưa ra luật sở hữu trí tuệ nhằm công nhận sản phẩm trí tuệ đó thuộc về sở hữu của 1 cá nhân hay tổ chức. Thế nhưng, câu chuyện về vi phạm bản quyền vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, nhất là trong bối cảnh bùng nổ của mạng mạng internet hiện nay.
Để giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng và công sức sáng tạo, chất xám của 1 cá nhân, tổ chức, luật pháp bảo hộ trong luật sở hữu trí tuệ.
Hiểu đúng về vi phạm bản quyền là gì?
Khi bạn sao chép nguyên văn mà không có sự chỉnh sửa, biên tập hay tóm lược hoặc lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép tác giả ngay cả khi ghi rõ nguồn hay tác giả. Như thế bạn đang sử dụng trái phép sản phẩm của những người khác.
Nghiêm trọng hơn nữa, bạn có thể làm cho người khác hiểu lầm đó là sản phẩm của chính bạn dù cố ý/ vô tình, không hợp về tình và lý.
Vấn đề đăng tải các thông tin lên mạng xã hội
Nếu bạn muốn đăng tải 1 video, bản nhạc hay hình ảnh… lên mạng xã hội lớn (Facebook hay Youtube…) để chia sẻ cho bạn bè và mọi người cùng biết. Sẽ không có gì đáng nói nếu như các sản phẩm đó hoàn toàn do bạn làm ra (hình ảnh hay âm thanh…).
Thế nhưng, nếu bạn sử dụng bản nhạc (không phải bạn sáng tác) để chèn vào video chẳng hạn thì đó lại là vấn đề khác, thậm chí chúng còn liên quan tới pháp lý.
Nghiêm trọng hơn, khi chúng ta đăng tải chúng với mục đích thu lợi từ sản phẩm có nội dung (một phần hay toàn bộ sản phẩm) không phải của mình như reupload video trên Youtube. Đây có thể được xem là hành động vi phạm pháp luật!
Nhẹ thì có thể bị xóa, cắt phần âm thanh, hay đánh sập kênh. Nặng thì có thể bị tác giả kiện và bị luật pháp trừng phạt. Nhiều người đã “lách luật” bằng cách phối âm thanh, nhưng đây bị xem là hành động ăn cắp và vẫn có thể bị kiện nếu như chủ sở hữu bản quyền kiện.
Để sử dụng thông tin của những người khác bạn cần đảm bảo mình có quyền sử dụng nó (mua bản quyền) hoặc sản phẩm thuộc danh sách được sử dụng công cộng (Free music).
>>> Xem thêm : Để khởi nghiệp thành công phải bắt đầu từ đâu?(Phần 1)
Youtube hay Facebook giải quyết vấn đề bản quyền này như thế nào?
Nếu đã từng tải video có âm thanh như nhạc của bài hát nào đó lên Youtube hay Facebook, sau đó các bạn thấy video của mình bị xóa thì cũng đừng ngạc nhiên bạn có thể đang vi phạm bản quyền rồi đấy!
Tuy nhiên điều ngạc nhiên là làm thế nào mà Facebook/ Youtube có thể nhanh chóng nhận ra và xóa nó đi?
Sau một sự cố về bản quyền mà chính Youtube cũng vướng phải, họ đã thật sự quan tâm đến vấn đề này và thực tế đã làm tốt dù quản lý hơn 1 tỷ video với khoảng 300.000 video/clip đăng tải hàng ngày.
Bằng cách sử dụng bộ lọc video trên công nghệ siêu cấp mang tên Content ID, dù chỉ 1 đoạn nhạc ngắn vi phạm bản quyền, video của các bạn có thể bị gỡ bỏ trong vòng… một nốt nhạc!
Bộ lọc sẽ quét video mới tải lên và so sánh chúng với ngân hàng dữ liệu chứa thông tin độc quyền để so sánh đối chiếu, từ đó có thể loại bỏ nếu thông tin trùng lặp.
Youtube hay Facebook còn có cả chế độ báo cáo vị phạm nhằm giúp cho các công việc phát hiện này tăng phần hiệu quả.
Để có thể cạnh tranh với Youtube hoặc Google, Facebook cũng có các chính sách và công nghệ chống vi phạm bản quyền có tên tên Audible Magic.
Thông qua các “công nghệ vân tay âm thanh” Audible Magic sẽ loại bỏ video vi phạm chỉ trong tích tắc.
Tuy nhiên vấn đề chính nằm ở nhận thức ở mỗi cá nhân, chúng ta cần tôn trọng công sức sáng tạo của những người khác, tránh các hành vi cố tình “lách luật” như đạo nhái, chỉnh sửa, thay đổi và biến chúng thành của mình.
Có thể bạn chữa biết:
- Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
- Quy định đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam