Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp

0
1931
Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Thực trạng vi phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Hiện nay tình trạng doanh nghiệp khác vi phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu ngày càng trở lên phổ biến, theo chiều hướng phức tạp. Đa phần doanh nghiệp khi phát hiện ra vi phạm thì bắt đầu nghĩ cách đối phó với vi phạm, gây mất thời gian, chi phí…
Vì hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái luôn tạo ra siêu lợi nhuận, kinh tế. So với hàng thật, hàng giả có mẫu mã, kiểu dáng giống hàng thật, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn bởi giá trên thị trường rất rẻ . Thứ hai, nhiều chủ sở hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ một cách khoa học.Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về Sở Hữu Trí Tuệ, do đó việc phát hiện vi phạm Sở Hữu Trí Tuệ nói chung và vi phạm về Kiểu dáng công nghiệp nói riêng thường không kịp thời.  Hay việc xử lý vi phạm mới dừng mức tương đối nhẹ là phạt hành chính, do vậy chưa đủ sức răn đe với hành vi hiện nay.

Xem thêm  : Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hôm nay Oceanlaw sẽ phân tích thực trạng và tình hình vi phạm kiểu dáng công nghiệp.
Theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì vấn đề nêu trên được quy định như sau:

  • Sản phẩm/phần sản phẩm có dấu hiệu sao chép hay là bản sao vói kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ  nếu sản phẩm đó tập hợp các đặc điểm như hình dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
  • Sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài gần như chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
  • Nếu tổng thể mà các đặc điểm tạo dáng bên ngoài bị coi là bản sao của tập hợp khi các đặc điểm đó có ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
Mọi thắc mắc về xử lý vi phạm liên hệ đến công ty luật Oceanlaw để được tư vấn tốt nhất, chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp phát hiện vi phạm kiểu dáng công nghiệp, xử lý vi phạm đó, giúp doanh nghiệp đảm bảo được hoạt động kinh doanh của mình.Tham khảo thêm:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here