Trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt là khi sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu gây dựng được uy tín của mình tại thị trường quốc tế, điều này đặt ra yêu cầu cần có một cơ chế để bảo vệ thành quả đầu tư cho các tài sản trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một nhận thức đúng đắn của việc đăng kí bảo hộ các đối tượng này ở nước ngoài.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài?
Việc đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các quyền sở hữu đối với thương hiệu mà mình tạo dựng như quyền được sử dụng thương hiệu, quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu tại nước ngoài.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Sau khi nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký tại quốc gia sở tại, doanh nghiệp là chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể đạt được một số lợi ích như sau:
- Doanh nghiệp – Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia sở tại; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).
- Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu;
- Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài;
- Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.
Xem thêm : Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài
Hạn chế các rủi ro ki nhãn hiệu không được đăng ký tại quốc gia sở tại
Rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp – chủ nhãn hiệu có thể mắc phải là bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ.
Các bên đăng ký nhãn hiệu chiếm chỗ thường là:
- Doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp nước sở tại đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam;
- Doanh nghiệp nước sở tại trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Mục đích của việc đăng ký chiếm chỗ:
- Kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao;
- Ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;
- Sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó;
- Bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.
Hậu quả của rủi ro:
- Việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia sở tại có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
- Chi phí bỏ ra cho việc giành lại nhãn hiệu là rất tốn kém.
Từ những phân tích chi tiết trên, nếu các doanh nghiệp chủ sở hữu nhãn hiệu còn bất kì thắc mắc nào vê việc đăng kí nhãn hiệu tại nước ngoài hãy liên hệ ngay đến Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ OCEANLAW, với đội ngũ chuyên viên uy tín, có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả nhất.