Nhượng quyền thương hiệu trong tiến trình hội nhập

0
1318
nhượng quyền thương hiệu trong tiến trình hội nhập

Nhượng quyền mô hình kinh doanh là việc doanh nghiệp nhượng quyền, người sở hữu sản phẩm hoặc hệ thống kinh doanh đã qua chứng thực thành công, cho phép các doanh nghiệp khác kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình qua hình thức thu phí.

Thời gian qua đã chứng minh nhượng quyền thương hiệu là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong vòng 100 năm qua, kể từ sau Thế chiến thứ II. Đã có nhiều thương hiệu nước ngoài và Việt Nam thành công trong việc nhượng quyền, giúp mở rộng được thị phần và quảng bá thương hiệu của mình.

Nhượng quyền thương hiệu trong tiến trình hội nhập

Đối với doanh nghiệp Việt nói chung và ngành nhượng quyền nói riêng, ba sự kiện kinh tế quan trọng gần đây nhất nhất làm thay đổi cục diện thị trường là sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, việc đạt được những thỏa thuận mang tính nguyên tắc của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và việc đàm phán thành công Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đầu năm 2016.

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có một chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, bắt đầu từ nguyên vật liệu thô, kết thúc bằng mô hình và dịch vụ cung cấp sản phẩm đã hoàn thành đến tay người tiêu dùng. Trong hành trình giá trị đó, khi dịch chuyển càng gần đến người tiêu dùng thì giá trị sản phẩm càng lớn, lợi nhuận kinh doanh càng cao. Đó cũng là lý do vì sao các nước đã phát triển như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu, Nhật, Úc… tập trung phát triển kinh tế dịch vụ, trong đó có nhượng quyền.

Như vậy : Khi các hiệp định thương mại tự do ký kết xong, trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế thì các nước phát triển sẽ xuất khẩu ngược lại mô hình và thương hiệu.

Trên cái nền phát triển chung của kinh tế thế giới, Việt Nam ký kết hai hiệp định kinh tế quan trọng là TPP và EVFTA.

Hai hiệp định này gỡ bỏ rào cản thuế quan giữa nước ta với các quốc gia thành viên EU và 11 nước cộng đồng kinh tế TPP, trong đó có những thị trường nhượng quyền trọng điểm là Mỹ, Canada, Úc, Nhật.

Khi kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền xây dựng được nhiều nguồn thu như phí cấp phép ban đầu, phí mở chi nhánh mới, phí nhượng quyền, v.v…, nhưng đáng kể nhất là nguồn thu từ việc cung cấp các nguyên vật liệu, hàng hóa độc quyền theo tiêu chuẩn và quy cách hệ thống.

Do đó : Đối tác nhận quyền tại Việt Nam bị bắt buộc phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu / hàng hóa theo quy định của doanh nghiệp nhượng quyền để kinh doanh.

Nếu rào cản thuế quan tiền TPP hay EVFTA có thể đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao, gây khó khăn cho đối tác nhận quyền tại Việt Nam trong việc tiếp cận và phát triển thị trường, thời kỳ hậu TPPEVFTA ngược lại sẽ mở ra một cơ hội ngàn vàng cho đối tác nhận quyền phát triển.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài

Đối tác nhận quyền tại Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thị trường đã sẵn sàng, nhà đầu tư Việt Nam đi tìm mô hình và thương hiệu để mua. Doanh nghiệp nhượng quyền phương Tây đi tìm nhà đầu tư Việt Nam để bán. Thị trường nhượng quyền từ quốc tế vào nước ta từ nay về sau trong tiến trình hội nhập sẽ bắt đầu sôi động.

Theo dự đoán từ nay về sau, trong tiến trình hội nhập quốc tế, sẽ có hai luồng chuyển động chính trên thị trường nhượng quyền thương hiệu.

Luồng thứ nhất là các doanh nghiệp Việt đã có lịch sử hoạt động kinh doanh, nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu và mô hình, bắt đầu xây dựng hoặc chuyển đổi thành mô hình dịch vụ.

Một số lớn các doanh nghiệp sau khi xây dựng và chuyển đổi mô hình, sẽ sử dụng hình thức nhượng quyền mà phát triển.

Luồng thứ hai là phong trào khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ, với mục tiêu xây dựng mô hình nhượng quyền ngay từ bước đầu tiên. Thị trường trong tương lai sẽ xuất hiện các quỹ đầu tư, tập đoàn hùng mạnh về tài chính chuyên cho lĩnh vực nhượng quyền.

Họ có thể là tập đoàn nội địa hoặc nước ngoài, chuyên thẩm định và mua bán – sáp nhập (M&A) các mô hình khởi nghiệp tiềm năng, mang thương hiệu đi xa hơn, khắp lãnh thổ Việt Nam hoặc ra thế giới qua hình thức nhượng quyền.

Cùng với kiến thức về nhượng quyền ngày một nâng cao, doanh nghiệp từ rất nhỏ đến rất lớn sẽ dần dần tham gia nhiều hơn vào thị trường nhượng quyền nội địa.

Các mô hình nhượng quyền vi mô (micro-franchising) với vốn đầu tư rất thấp và số lượng nhân viên hạn chế, các mô hình nhượng quyền công việc (job franchise – người chủ mua nhượng quyền cũng là người duy nhất triển khai kinh doanh) sẽ bắt đầu hình thành và phát triển tại Việt Nam.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt sau khi ký kết thành công Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có những thay đổi mang tính nền tảng và cũng là thời kỳ của nhiều khởi đầu ngoạn mục cho ngành nhượng quyền Việt Nam.

Xem thêm : Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here